Giáo dục

Bảng 29 Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn Dành Cho Bé

Khi một người muốn học một ngôn ngữ nào đó thì việc đầu tiên là phải biết đến bảng chữ cái. Học Tiếng Việt cũng tương tự vậy, Tiếng Việt cũng có bảng chữ cái riêng.

Để học tốt Tiếng Việt thì người học phải hiểu rõ và học thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Việt trước, sau đó học tiếp đến các âm, các vần, dấu câu và có thể tự mình ghép được những từ và đánh vần chúng một cách chính xác.

Bạn cũng có thể tham khảo các bảng chữ cái của các nước tại đây:

Bảng chữ cái tiếng Anh Bảng chữ cái tiếng Trung Bảng chữ cái tiếng nga

Bảng chữ cái tiếng Việt là điều cần thiết cho người nước ngoài muốn học tiếng Việt khi bắt đầu và các học trò Việt nam ở lứa tuổi mẫu giáo cũng như lớp một trong sự khởi đầu của học Tiếng Việt.

Ở bài viết này, Trung Tâm Gia Sư Trí Việt xin gửi đến các bậc phụ huynh có con sắp đi học, những người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt bảng chữ cái Tiếng Việt đầy đủ nhất, hệ thống các âm, các vần trong tiếng Việt.

Chúng tôi chia bài viết ra làm 3 phần để các bạn tiện theo dõi:

  • Bảng chữ cái tiếng việt đầy đủ và cách phát âm.
  • Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt đầy đủ chuẩn Bộ GD-ĐT
  • Những điểm bất hợp lý trong hệ thống phát âm và vần Tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ nhất

Tiếng Việt gồm 29 chữ cái gần giống với bảng chữ cái Tiếng Anh. Sau đây là bảng chữ cái Tiếng Việt:

bang-29-chu-cai-tieng-viet-chuan
Bảng chữ cái Tiếng Việt hiện nay

Các chữ cái viết hoa trong Tiếng Việt được chia thành 6 nhóm chữ, các chữ đều có đặc điểm chung giống nhau là các nét móc đầu tiên. Sau đây là các nhóm chữ hoa trong bảng chữ cái Tiếng Việt.

bang-chu-cai-tieng-viet-viet-hoa
Các nhóm chữ cái viết hoa trong Tiếng Việt

1/ Các phụ âm ghép, các vần ghép trong Tiếng Việt

  • Các phụ âm ghép trong Tiếng Việt:

bang-chu-cai-tieng-viet-1

  • Các vần ghép trong Tiếng Việt

bang-chu-cai-tieng-viet-2

bang-chu-cai-tieng-viet

2/ Các dấu câu trong Tiếng Việt

* Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).

* Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).

* Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng

* Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).

* Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )

3/ Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt

Cách cấu tạo

Ví dụ 1.Nguyên âm đơn/ghép+dấu

Ô!, Ai, Áo, Ở, . . . 2.(Nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm

ăn, uống, ông. . . 3.Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)

da, hỏi, cười. . . 4.Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm

cơm, thương, không, nguyễn. .

Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt đầy đủ chuẩn Bộ GD-ĐT

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng.

Tiếng Việt cũng vậy, nhưng thực tế là nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh để thay thế. Do đó, nhất thiết phải giới thiệu bảng chữ cái tiếng Việt cho người học trong những buổi học đầu tiên. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái, điều đó sẽ gây áp lực, đặc biệt đối với những học viên khó khăn trong việc tiếp thu hoặc những học viên không cùng sử dụng bảng chữ cái Latinh. Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất một cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất là đọc theo âm khi ghép vần (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê…)

bang-chu-cai-tieng-viet-chuan

f: ép,ép-phờ. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “effe” /ɛf/. j: gi. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “ji” /ʒi/. w: vê kép, vê đúp. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “double vé” /dubləve/. z: dét. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “zède” /zɛd/ Hai nguyên âm a và ă, trên căn bản từ độ mở của miệng lẫn vị trí của lưỡi, đều giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở một điểm duy nhất: a dài trong khi ă thì ngắn. Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự: Ơ dài và â thì ngắn. Trong các nguyên âm, cần đặc biệt chú ý đến các nguyên âm có dấu (ư, ơ, ô, â, ă). Một phần, chúng không có trong tiếng Anh; phần khác, chúng khó nhớ. Thể hiện trong chữ viết, một nguyên âm đơn chỉ xuất hiện một mình trong âm tiết chứ không lặp lại ở vị trí gần nhau, ví dụ như trong tiếng Anh: look, see, zoo,… Trừ một số ngoại lệ rất ít ỏi, chủ yếu vay mượn (quần soóc/soọc, cái soong/xoong) hay tượng thanh (kính coong, boong). Các ngoại lệ này chỉ xảy ra với nguyên âm /o/ và một ít, cực ít, nguyên âm /ô/ mà thôi. Cũng trên chữ viết, âm ă và âm â không đứng một mình. Khi dạy học sinh cách phát âm, giáo viên có thể dạy theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi; hoặc có thể bằng cách liên hệ đến cách phát âm trong tiếng Anh. Cách so sánh này sẽ giúp học viên dễ mường tượng được vị trí của lưỡi trong việc phát âm – điều mà họ không thể nhìn thấy qua việc quan sát thầy cô giáo trong lớp. Ph (phở, phim, phấp phới) Th (thướt tha, thê thảm) Tr (tre, trúc, trước, trên) Gi (gia giáo, giảng giải ) Ch (cha, chú, che chở) Nh (nhỏ nhắn, nhẹ nhàng) Ng (ngây ngất, ngan ngát) Kh (không khí, khập khiễng) Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ) /k/ được ghi bằng: K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ); Q khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc; C khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,… /g/ được ghi bằng: Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ); G khi đứng trước các nguyên âm còn lại /ng/ được ghi bằng: Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe); Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại.

Những Điểm Bất Hợp Lý Trong Hệ Thống Phát Âm Và Vần Tiếngviệt:

Mặc dù đại thể tiếng Việt chúng ta đã thành hệ thống thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm ngoại lệ gây khó khăn khi dạy vần tiếng Việt:

* Trường hợp vần gi, ghép với các vần iêng, iếc thì bỏ bớt i.

* Trường hợp ngược lại là hai chữ chỉ đọc một âm: chữ g và gh đọc là gờ. Ðể phân biệt, giáo viên đọc gờ đơn (g) và gờ kép (gh). Tương tự với chữ ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép).

* Trường hợp chữ d và gi: mặc dù thực chất hai chữ nầy phát âm khác nhau như trong từ gia đình và da mặt, nhưng học sinh thường lẫn lộn (đặc biệt phát âm theo giọng miền Nam). Ðể phân biệt, giáo viên đọc d là dờ và gi đọc là di.

* Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái: âm cờ được ghi bằng 3 chữ c, k và q. Khi dạy, c đọc cờ, k đọc ca và q đọc cu. Ðặc biệt âm q không bao giờ đứng một mình mà luôn đi với u thành qu đọc là quờ. Âm i có i ngắn và y dài.

Chúng tôi vừa giúp bạn có cái nhìn khái quát về bảng chữ cái Tiếng Việt, trong trường hợp bạn cần bảng chữ cái để thực hành thì bạn có thể mua ONLINE tại TIKI nhé.

LINK mua bảng chữ cái Tiếng Việt tại đây

Hy vọng những chia sẻ trên của Trung Tâm Gia Sư Trí Việt sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về bảng chữ cái Tiếng Việt, cách phát âm, các phụ âm ghép, các vần ghép, các dấu câu và các lưu ý khi học Tiếng Viêt.

ĐỪNG QUÊN RẰNG tại Gia Sư Trí Việt chuyên cung cấp giáo viên dạy tiếng việt cho bé, giáo viên giỏi dạy chữ cho các bé thiếu nhi, dạy chữ cho người lớn, luyện viết chữ đẹp tại nhà ở tất cả các quận trong TP.HCM.

Tham khảo học phí thuê gia sư tại nhà

Đánh giá bài viết

Tiến Đạt

Tiến Đạt - Founder của Hdcit.edu.vn đã tích luỹ hơn 5 năm quý báu hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính - Ngân Hàng. Mình sẵn sàng lan tỏa những kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc mà mình đã gom góp được, đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và giá trị thiết thực.
Back to top button